Thế nào là phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
Thế nào là phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.

Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
Dạy học thông qua hoạt động của học sinh là chủ yếu
Chú trọng đến phương pháp tự học
Ưu tiên phương pháp học nhóm, tập thể
Tổng hợp lại kiến thức học
Sau đây là một số phương pháp dạy học tích cực:
Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ

Bản chất của phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ còn được gọi là “phương pháp thảo luận nhóm” hoặc phương pháp dạy học hợp tác. Đây là một phương pháp mà học sinh được chia thành từng nhóm nhỏ riêng biệt, được phân công một nhiệm vụ cụ thể, nhóm HS này sẽ hợp tác với nhau nhằm mục đích chung là giải quyết vấn đề của nhiệm vụ đã đề ra.
Quy trình thực hiện của phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
GV chia lớp thành 7 đến 8 nhóm, mỗi nhóm gồm 4 đến 5 người (tùy vào sỉ số mỗi lớp). Các nhóm được giao nhiệm vụ giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung.
Hoạt động của nhóm được chia các bước như sau:
Bước 1: Làm việc chung cả lớp
– Giáo viên giới thiệu chủ đề thảo luận, nêu nhiệm vụ cụ thể.
– Phân chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và phân công vị trí làm việc cho các nhóm.
– Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm (nếu cần).
Bước 2: Làm việc theo nhóm
– Lập kế hoạch làm việc.
– Thỏa thuận quy tắc làm việc.
– Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập.
– Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm.
– Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
– Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
– Các nhóm quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến.
– Giáo viên tổng kết và nhận xét, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo.
Ưu điểm của phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
– HS được tự do phát biểu ý kiến cá nhân, được trao đổi, bàn luận về các ý kiến khác từ đó làm tăng tính khách quan khoa học, tư duy phê phán của học sinh được rèn luyện và phát triển.
– Không khí thảo luận cởi mở nên học sinh, đặc biệt là những em nhút nhát, trở nên bạo dạn hơn; các em được trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe có phê phán ý kiến của bạn; từ đó, giúp học sinh dễ hòa nhập vào cộng đồng nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt.
– Vốn hiểu biết và kinh nghiệm xã hội của học sinh thêm phong phú; kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác của học sinh được phát triển.[9]
Hạn chế của phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
– Một số ít HS có tư tưởng trong chờ bạn, e dè, nhút nhát, không tham gia vào các hoạt động chung của nhóm.
– Ý kiến của các nhóm có thể quá phân tán hoặc mâu thuẫn gay gắt với nhau.
– Thời gian có thể bị kéo dài.
– Lớp học ồn ào, chật chội.
– Không đưa ra được ý kiến chung, thảo luận lan man.
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Bản chất của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là PPDH trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của dạy phát hiện và giải quyết vấn đề là “tình huống có vấn đề” vì “tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề”.[7]
Tình huống có vấn đề là một tình huống gợi cho HS những khó khăn về lí luận hay thực hành mà HS nhận thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có.
Quy trình thực hiện của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Gồm 4 bước:
Bước 1: Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề
– Phát hiện vấn đề từ một tình huống gợi vấn đề.
– Giải thích và chính xác hóa tình huống để hiểu đúng vấn đề được đặt ra.
– Phát biểu vấn đề và đặt mục tiêu giải quyết vấn đề đó.
Bước 2: Tìm giải pháp
Tìm cách giải quyết vấn đề, thường được thực hiện theo sơ đồ sau:

– Phân tích vấn đề: là làm rõ mối liên hệ giữa cái đã biết và cái cần tìm (dựa vào những tri thức đã học, liên tưởng đến kiến thức thích hợp).
– Hướng dẫn HS tìm chiến lược giải quyết vấn đề thông qua đề xuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề. Cần thu thập, tổ chức dữ liệu, huy động tri thức; Sử dụng những phương pháp, kĩ thuật nhận thức, tìm đoán suy luận như hướng đích, quy lạ về quen, đặc biệt hóa, chuyển qua những trường hợp suy biến, tương tự hóa, khái quát hóa…Phương hướng đề xuất có thể được điều chỉnh khi cần thiết. Kết quả của việc đề xuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề là hình thành được một giải pháp.
– Kiểm tra tính đúng đắn của giải pháp: Nếu giải pháp đúng thì kết quả ngay, nếu không đúng thì lặp lại từ khâu phân tích vấn đề cho đến khi tìm giải pháp đúng. Sau khi đã tìm ra một giải pháp, có thể tiếp tục tìm thêm những giải pháp khác, so sánh chúng với nhau để tìm ra giải pháp hợp lí nhất. [17]
Bước 3: Trình bày giải pháp
HS trình bày lại toàn bộ từ việc phát biểu vấn đề tới giải pháp. Nếu vấn đề là một đề bài cho sẵn thì có thể không cần phát biểu lại vấn đề.
Bước 4: Nghiên cứu sâu giải pháp
– Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả.
– Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát hóa, lật ngược vấn đề…và giải quyết nếu có thể.
Ưu điểm của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
– Phương pháp này góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho HS. Trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có HS sẽ xem xét, đánh giá, thấy được vấn đề cần giải quyết.
– Đây là phương pháp phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề, HS sẽ huy động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất.
– Thông qua việc giải quyết vấn đề, HS được lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức.
Hạn chế của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
– Phương pháp này đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, phải có năng lực sư phạm tốt mới suy nghĩ để tạo ra được nhiều tình huống gợi vấn đề và hướng dẫn tìm tòi để phát hiện và GQVĐ.
– Việc tổ chức tiết học và một phần của tiết học theo phương pháp phát hiện và GQVĐ đòi hỏi phải có nhiều thời gian hơn so với các phương pháp thông thường. Hơn nữa, theo Lecne “Chỉ có một số tri thức và phương pháp hoạt động nhất định, được lựa chọn khéo léo và có cơ sở mới trở thành đối tượng của dạy học nêu vấn đề”.
Phương pháp dự án

Đây là phương pháp dạy học tích cực yêu cầu học sinh phải thực hiện một nhiệm vụ học tập gắn liền với thực tiễn và có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.
Cách thức thực hiện
Bước 1: Lập kế hoạch
Xác định chủ đề
Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 2: Thực hiện dự án
Tìm kiếm dữ liệu, thông tín
Tiến hành điều tra, thảo luận với các thành viên trong nhóm
Bước 3: Tổng hợp kết quả
Tổng hợp các kết quả tìm được
Lên kế hoạch và trình bày về kết quả tìm được
Phản ánh lại kết quả trong quá trình học tập
Xem thêm kỹ thuật dạy học tích cực