Trong tiến trình giảng bày, có thể chèn các bài khảo sát, các bài kiểm tra trắc nghiệm nhằm tăng tính tương tác với người học. Để chèn 1 bài khảo sát hoặc bài trắc nghiệm từ iSpring QuizMaker, các thầy cô thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chèn 1 slide trống vào vị trí cần thiết trong bài giảng

Bước 2: Trong thực đơn iSpring Suite 10, chọn nút Quiz.

Bước 3: Trong cửa sổ chương trình iSpring QuizMaker, chọn Graded Quiz để tạo câu hỏi mới hoặc Survey để tạo câu hỏi khảo sát.

Bươc 4: Thay đổi, bổ sung, điều chỉnh nội dung của bài khảo sát, bài kiểm tra trắc nghiệm (nếu cần thiết) Bước 5: Chọn nút Save and Return to Course để kết thúc.
Các kiểu câu hỏi mà Ispring cung cấp:
1. Câu hỏi “Đúng/Sai” (True/False) 2. Câu hỏi trả lời ngắn (Short Answer) 3. Câu hỏi dạng Tự luận (Essay) 4. Câu hỏi đa lựa chọn (Multiple Choice): Trong khảo sát gọi là câu hỏi dạng “Chọn một” tức học viên chỉ có thể chọn 1 phương án và có duy nhất một đáp án đúng.
5. Câu hỏi đa đáp án (Multiple Response): Trong khảo sát gọi là câu hỏi dạng “Chọn nhiều”. Học viên có thể chọn nhiều câu trả lời và 1 câu hỏi có nhiều đáp án đúng.
6. Câu hỏi số học (Numeric): Là loại câu hỏi chỉ trả lời bằng số.
7. Câu hỏi ghép đôi (Matching): Là loại câu hỏi mà học viên phải ghép giữa hai nhóm đối tượng để cho ra câu trả lời đúng nhất.
8. Câu hỏi trình tự (Sequence): Là loại câu hỏi yêu cầu thí sinh sắp xếp các đối tượng theo một thứ tự nhất định, thường để hỏi về quy trình hay thứ tự thời gian
9. Câu hỏi điền khuyết (Fill in the blanks): Là loại câu hỏi mà học viên có nhiệm vụ điền vào chỗ trống.
10. Câu hỏi điền khuyết đa lựa chọn (Select from lists): Là loại câu hỏi có nhiều lựa chọn để trả lời, trong đó chỉ có một đáp án đúng. Nhưng đặc biệt ở đây, danh sách đáp án sẽ có dạng menu thả xuống.
11. Câu hỏi “Kéo – Thả” (Drag and drop): là dạng câu hỏi điền vào chỗ trống nhưng các phương án đã được liệt kê sẵn.
12. Câu hỏi Hostpot: Là dạng câu hỏi xác định vị trí trên hình ảnh.
13. Câu hỏi dạng Thang Likert (Likert Scale): Là câu hỏi chuyên dùng trong khảo sát để đánh giá mức độ. Ví dụ “E-learning rất hữu dụng trong quá trình đào tạo doanh nghiệp”, các phương án sẽ dựa trên mức độ: hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, bình thường, đồng ý, hoàn toàn đồng ý.