Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học đã và đang được triển khai mạnh mẽ trên thế giới và bước đầu vận dụng tại Việt Nam. Dạy học theo dự án đã được vận dụng trong dạy học các môn học Ngữ văn, Sinh học, Địa lí, Vật lí, Hoá học, Ngoại ngữ,… ở mọi cấp, bậc học từ Tiểu học tới Đại học.
Khái niệm
Dạy học theo dự án là là một hình thức, phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu, công bố được.

Phân loại
a) Phân loại theo quỹ thời gian thực hiện dự án:
Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2 đến 6 giờ.
Dự án trung bình: thực hiện trong một số ngày (còn gọi là ngày dự án) nhưng giới hạn trong một tuần hoặc 40 giờ học.
Dự án lớn: được thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần, có thể kéo dài trong nhiều tuần.
b) Phân loại theo nhiệm vụ:
Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng.
Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình.
Dự án kiến tạo: tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện các hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bài, biểu diễn, sáng tác.
c) Phân loại theo mức độ phức hợp của nội dung học tập:
Dự án mang tính thực hành: là dự án có trong tâm là việc thực hiện một nhiệm vụ thực hành mang tính phức hợp trên cơ sở vận dụng kiến thức, kỹ năng cơ bản đã học nhằm tạo ra một sản phẩm vật chất
Dự án mang tính tích hợp: là dự án mang nội dung tích hợp nhiều nội dung hoạt động như tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu lí thuyết, giải quyết vấn đề, thực hiện các hoạt động thực hành, thực tiễn
Ngoài các cách phân loại trên, còn có thể phân loại theo chuyên môn (dự án môn học, dự án liên môn, dự án ngoài môn học); theo sự tham gia của người học (dự án cá nhân, dự án nhóm, dự án lớp…).
Xem thêm phương pháp dạy học theo góc
Chuẩn bị của GV và HS
– GV nắm vững cơ sở lí luận và đặc điểm của DHTDA.
– GV lên kế hoạch các nội dung có thể thực hiện DHTDA. Tổ chức trao đổi với HS trước khi thực hiện giờ dạy về các vấn đề:
+ GV giới thiệu về DHTDA (chú trọng về vai trò, hoạt động của GV và HS).
+ Một số kĩ thuật dạy học vận dụng trong DHTDA: Kĩ thuật “khăn trải bàn”, sơ đồ tư duy, cách đặt câu hỏi 5W 1H và đánh giá dự án
+ Một số kĩ năng thực hiện dự án: tìm kiếm và thu thập dữ liệu (tìm thông tin, làm thí nghiệm: quan sát, phân tích và giải thích các kết luận, tổng hợp thông tin), xây dựng sản phẩm, báo cáo sản phẩm,… Hướng dẫn cho HS các kĩ năng sử dụng phần mềm như Microsoft Word, Excel, PowerPoint, Mindmanager, đặc biệt kĩ năng liên kết với các file hình ảnh và âm thanh.
+ GV trình bày mẫu một vài sản phẩm dự án: đề tài, kế hoạch dự án, sản phẩm, đánh giá dự án, Sổ theo dõi dự án.
– GV chuẩn bị một số đề tài dự án, xác định những chuẩn kiến thức mà GV muốn HS đáp ứng được khi hoàn thành dự án. Từ những chuẩn kiến thức này phát triển các mục tiêu học tập và những câu hỏi có ý nghĩa định hướng. Từ nội dung bài học (thường là những bài học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn), GV hình thành sơ đồ tổ chức bài học thành dự án và suy nghĩ về ý tưởng dự án. GV chuẩn bị sẵn một số đề tài dự án với đầy đủ gợi ý hướng dẫn, mục tiêu, bộ câu hỏi định hướng, tài liệu tham khảo, dự kiến sản phẩm, đánh giá sản phẩm (các tiêu chí).
– GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để nắm vững các nội dung mà GV đã trình bày ở trên.
Các bước dạy học dự án

Kết luận
Trong dạy học, khi vận dụng một phương pháp dạy học mới người GV phải hiểu rõ bản chất, nét đặc thù, tiến trình của PPDH đó, hình dung được một cách cụ thể các hoạt động của GV và hoạt động tương ứng của HS từ đó lên được kế hoạch hoạt động cụ thể cho một số bài học và thực thi kế hoạch đặt ra với sự quan sát, phân tích, rút kinh nghiệm và bổ sung một cách nghiêm túc. Việc vận dụng PPDH mới cần được thực hiện và rút kinh nghiệm thường xuyên thì mới có thể kết luận được về tính hiệu quả của nó trong điều kiện thực tại.