Sơ đồ tư duy là gì
Sơ đồ tư duy, hay còn gọi là bản đồ tư duy (Mind map), là công cụ tổ chức tư duy được Tony Buzan (sinh năm 1942, người Anh) nghiên cứu và phổ biến rộng rãi. Phương pháp sơ đồ tư duy này đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là ngành giáo dục, giúp cho hàng trăm triệu người trên thế giới tiết kiệm được thời gian cũng như có thể ghi nhớ nhanh chóng.
Sơ đồ tư duy là con đường dễ nhất để truyền tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Đây cũng là một phương tiện ghi chép đầy đủ sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó.
Ưu điểm của việc sử dụng sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng, tóm tắt ý chính của một nội dung, hệ thống hóa kiến thức nhờ sự kết nối giữa các nhánh.
Sơ đồ tư duy có tính mở, không có yêu cầu khắt khe và chính xác như bản đồ địa lí nên cùng một chủ đề mỗi người có cách vẽ, sử dụng màu sắc, hình ảnh,… khác nhau, do đó làm tăng khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.
Sơ đồ tư duy khai thác toàn diện chức năng của vỏ não từ hình ảnh, số, suy luận, ngôn ngữ, màu sắc. Nhờ việc sử dụng các từ khóa và các hình ảnh đa dạng nên lượng lớn kiến thức sẽ được ghi nhớ một cách khoa học và lâu bền.
Sơ đồ tư duy được áp dụng trong việc giảng dạy và học tập ở trường phổ thông cũng như ở các bậc học cao hơn vì giúp giáo viên và học sinh trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, hệ thống hóa kiến thức, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới.
Các bước tiến hành vẽ sơ đồ tư duy
Có 2 cách để tạo Sơ đồ tư duy: vẽ truyền thống hoặc bằng phần mềm.
– Sơ đồ tư duy được vẽ theo cách truyền thống chỉ cần giấy A4, bút chì, bút màu. Theo cách này có thể tạo được không khí sôi nổi trong quá trình làm việc nhóm nhưng khó khăn khi phát sinh thêm các nội dung mới khiến phải thêm nhánh hoặc xóa nhánh.
– Với cách vẽ bằng phần mềm (Canva, Freemind, Conceptdraw MM profestional 6, Iminmap 11,…) với các trung tâm có sẵn trong thư viện ảnh của phần mềm hoặc tìm kiếm thông tin qua Internet, thanh công cụ phong phú về màu sắc, độ tương phản, nhiều khung hình khác nhau giúp cho sơ đồ đỡ đơn điệu, có điểm nhấn theo mong muốn người dùng. Bên cạnh đó có thể chèn các hình ảnh minh họa theo nội dung bài học làm cho sơ đồ trở nên sinh động có sức truyền tải hơn, điều mà Sơ đồ tư duy theo các truyền thống ít làm được.
Dù vẽ theo cách nào thì trình tự vẽ sơ đồ cũng theo 4 bước sau:
Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm. Vẽ chủ đề trung tâm ở giữa, các chủ đề cụ thể là mục tiêu hướng đến hoặc nỗ lực giải quyết, đó là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện nội dung chính. Có thể sử dụng tự do màu sắc để làm nổi bật cho dễ nhớ.
Bước 2: Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính nối với chủ đề. Trên mỗi nhánh chính viết từ, cụm từ phản ánh nội dung lớn của chủ đề, đó là các từ khóa cấp 1. GV có thể sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi 5 W1H (là gì- what, ai- who, khi nào, – when, ở đâu – where, vì sao – why, như thế nào – how). Các nhánh khác cũng tương tự như vậy. Các nhánh thường được vẽ chéo góc để các nhánh phụ khác có thể được tỏa ra một cách dễ dàng.
Bước 3: Từ mỗi nhánh chính, vẽ tiếp các nhánh phụ để làm rõ cho nhánh chính đó. Các nhánh phụ tỏa ra từ nhánh chính xuất phát từ cùng một điểm. Chỉ thay đổi màu sắc khi đi từ một nhánh chính ra các nhánh chính khác.
Bước 4: Thêm các hình ảnh nhằm giúp làm nổi bật các ý quan trọng để ghi nhớ tốt hơn.
Một số phần mềm vẽ sơ đồ tư duy
- Phần mềm Edraw Mind Map:
- Mindjet MindManager
- IMindMap
Cách vẽ sơ đồ tư duy bằng phần mềm iMindMap 10.1
Đây là phần mềm vẽ sơ đồ tư duy được phát triển bởi Tony Buzan, một phần mềm cực hữu ích và rất mạnh, góp sức rất lớn để người dùng chuyển đổi các ý tưởng thành hình ảnh.
Bước 1: Cài đặt phần mềm ứng dụng iMindMap: Tải tại đây iMindMap
Bước 2: Tạo bản đồ tư duy mới. Chọn menu File, click chọn New

Bước 3: Chọn kiểu trình bày, tạo chủ đề trung tâm
1- Chọn kiểu trình bày Mind Map cho sơ đồ tư duy
2- Chọn hình nền cho Central Idea (Chủ đề trung tâm)
3-Chọn đặc tính chủ đề (new: mới; All: tất cả; ..)
4-Chọn Syle cho chủ đề
4-Chọn Syle cho chủ đề
5. Chọn hình dạng cho chủ đề
6. Click nút Start để tạo chủ đề

Bước 4: Bổ sung tiêu đề cho hủ đề trung tâm
Click đup lên hình chứa chủ đề trung tâm, một cửa sổ hiện ra cho phép bạn gõ chủ đề trung tâm, gõ xong ấn enter.
Có chỉnh sử font chữ, kích thước, màu sắc,…

Bước 5: Tiếp đến tạo nhánh chính kết nối với chủ đề (có 2 loại nhánh là nhánh trơn – Branch và nhánh có hộp văn bản đi kèm – Box Branch), tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn lựa chọn các loại nhánh khác nhau.

Tạo nhánh chính, nhánh phụ tạo tương tự.

Bước 6: Sau khi tạo nhánh và chỉnh sửa ta có dạng như sau, bạn có thể tạo thêm các đường viền làm đẹp cho nhánh hoặc chỉnh sửa màu sắc….
Bước 7: Sau khi đã tạo xong các nhanh con bạn tiến hành xuất bản đồ đó ra file ảnh. Bạn chọn
Menu File/Export/Image Lựa chọn kích thước rồi Click Export để xuất ra file ảnh.

Một số kiểu sơ đồ tư duy đẹp:
Sơ Đồ Tư Duy Học Làm Giàu

Sơ Đồ Tư Duy Mục Tiêu Học Tập:

Sơ Đồ Tư Duy về CV bản thân

Sơ đồ tư duy chiến lược hành động:

Kết luận
Vận dụng Sơ đồ tư duy giúp huy động trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo, tư duy logic, khả năng phân tích, tổng hợp để ghi chép, tổng kết một vấn đề hay chủ đề đã học. Sơ đồ tư duy giúp người học có được phương pháp học tập tốt, học tập một cách tích cực, phát huy khả năng sáng tạo. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả và đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, GV cần lựa chọn nội dung phù hợp để áp dụng phương pháp, đồng thời vận dụng linh hoạt kết hợp với các phương pháp và kĩ thuật khác để giảng dạy hiệu quả. Việc kết hợp này góp phần đưa người học đến vị trí trung tâm của quá trình dạy học, tăng hứng thú học tập của người học, góp phần khai thác tiềm năng trí tuệ của con người.